Trám răng bằng composite

Thảo luận trong 'Sức khỏe & Làm đẹp' bắt đầu bởi phuonguit, 24/3/17.

  1. phuonguit
    Offline

    phuonguit New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/17
    Bài viết:
    40
    Nơi ở:
    ktx khu A đhqg
    Thưa bác sỹ . Em có hàm răng khá xấu, hai chiếc răng cửa bị thưa và răng hàm còn bị sâu nữa. Em nghe nói đi trám răng bằng composite rất tốt nhưng không biết trám răng composite là gì và áp dụng khi nào? Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Em cảm ơn. (Minh Ngọc – Hà Nội).

    Trả lời :
    Chào bạn Minh Ngọc !

    Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Trám răng composite là gì và áp dụng khi nào?” của bạn, xin được giải đáp cụ thể như sau.

    Trám răng composite là gì?
    Trám composite là cách sử dụng một chất liệu tổng hợp được dùng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ là composite trám bít vào răng xấu, nhằm khôi phục tính thẩm mỹ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý sâu răng.

    Thông thường, trám răng hàm thường sử dụng trám amalgam (trám bạc) hay còn gọi là trám chì, số trường hợp chất trám có chứa thủy ngân. Trám bằng kim loại hiệu quả nhưng không thẩm mỹ và có khuynh hướng bị đen sau 1 thời gian, do đó vật liệu trám này thường không được sử dụng để trám thẩm mỹ.

    >>Xem thêm: nha khoa uy tín ở tphcm

    Trám răng bằng composite là cách thay thế trám răng truyền thống và được coi là cách trám thẩm mỹ hiệu quả. Răng trám có màu sắc như răng thật do vật liệu trám có màu sắc khá tự nhiên. Răng trám bằng composite sẽ cứng, bền và trông như răng thật, hoàn toàn không bị phát hiện khi giao tiếp.

    Vật liệu trám composite không chỉ có màu sắc như răng thật mà còn có độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể. Trám răng thẩm mỹ composite được áp dụng trong khá nhiều trường hợp, giúp khắc phục thẩm mỹ, hư tổn răng của bạn như: phục hồi răng mẻ, răng sâu, răng bị thiếu men, giúp đem lại tính thẩm mỹ cho răng bị xỉn màu nặng hay mòn men gây ê buốt. Như vậy, trường hợp răng cửa thưa và răng hàm bị sâu của bạn hoàn toàn có thể được khắc phục bằng phương pháp hàn trám đơn giản này.

    Quy trình trám composite cũng khá đơn giản khi nha sỹ chỉ cần đưa vật liệu trám lên phần răng cần thực hiện thẩm mỹ, tiến hành trám và chỉnh sửa cho đến khi đạt được tính thẩm mỹ cao nhất sẽ chiếu đèn laser hoặc halogen để đông cứng vết trám thông qua phản ứng quang trùng hợp. Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vòng 15-20 phút cho một răng. Đây là thao tác khá đơn giản trong nha khoa nhưng đòi hỏi nha sỹ phải có óc thẩm mỹ để tạo hình chính xác nhất cho răng.

    Cách chữa đau nhức răng hiệu quả

    Tuy có ưu điểm về tính thẩm mỹ nhưng sau một thời gian bạn có thể sẽ phải đối mặt với chứng hôi miệng do composite bị ngấm nước bọt gây nên. Ngoài ra, composite là một chất nhựa tổng hợp nên có độ giãn nở nếu có tác động nhiệt, nên khi đó men răng và chất liệu đó không có sự tương đồng sẽ dẫn đến tình trạng trượt và dời khỏi nhau tạo nên những kẽ hở. Đặc biệt là dưới tác động của lực nhai mạnh thì vật liệu trám có thể bị bong bật. Chính bởi điều này mà độ bền của vết trám không cao, thông thường sau 2-3 năm bạn cần đến gặp nha sỹ để hàn trám lại.

    Nếu muốn tăng cường độ bền của vết trám thì tốt nhất nên thực hiện hàn trám răng theo công nghệ Laser Tech của Pháp. Công nghệ mới ra đời giúp tạo ra các chân bám cố định cho răng trong quá trình hàn trám, hạn chế tình trạng xoang trám thấm nước. Điều này cho phép chỗ trám có độ bền chắc tốt hơn và không bị bong bật nhanh khi ăn nhai.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)